Procurement manager là gì? Vai trò của Procurement manager trong kinh doanh

Procurement manager là gì? Công việc này đòi hỏi những kỹ năng và trình độ chuyên môn cao mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nếu bạn đã có nhu cầu tìm hiểu về công việc này, hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

Để trở thành một nhân viên thu mua hàng không phải là một điều quá khó khăn. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian trở thành một Procurement manager lại là điều không hề dễ dàng. Hầu hết, những người đảm nhận được vị trí đó cần kinh nghiệm và kỹ năng nổi bật hơn hẳn những nhân viên khác. Vậy Procurement manager là gì?

Procurement manager là gì?

Procurement manager dịch từ nghĩa Tiếng Anh được hiểu là trưởng phòng mua hàng. Họ là những người sẽ chịu trách nhiệm vấn đề liên quan đến bộ phận thu mua hàng hóa, sản phẩm để bán lại. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ trao đổi thông tin với nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình giao hàng có đạt yêu cầu hay không?

Procurement manager được xem là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và đào tạo những nhân viên bán hàng. Với tư cách là trưởng phòng mua hàng, họ sẽ cố gắng để có được những thỏa thuận mang về lợi nhuận cao nhất, với chi phí tiết kiệm nhất. Để thực hiện được mục đích đó, họ phải dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu những thông tin bán hàng. Từ đó, cập nhật lại những thay đổi để phù hợp với nhu cầu mua sắm của khách hàng và lợi ích của công ty.

Vai trò của Procurement manager là gì?

Bên cạnh việc hỗ trợ những nhân viên bán hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, Procurement manager còn phải xem xét giá cả và chất lượng cũng như độ tin cậy của khi lựa chọn nhà cung cấp.

Để công việc diễn ra một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi Procurement manager phải có kinh nghiệm lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp phù hợp. Sau quá trình thu thập thông tin từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, Procurement manager sẽ chỉ lựa chọn 1 nhà cung cấp đạt yêu cầu của công ty. Vì vậy, quyết định của họ rất quan trọng, nếu quyết định sai có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như danh tiếng của công ty.

Mô tả công việc của Procurement manager

Procurement manager chuyên nghiệp phải thực hiện những công việc sau:

Đánh giá mức độ chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp dựa trên mức giá, chất lượng cũng như tốc độ giao hàng.

Phỏng vấn các nhà cung cấp, tham quan các nhà máy và trung tâm phân phối để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Tham gia những cuộc họp và hội nghị, triển lãm thương mại để phân phối và kiểm tra rõ hơn về sản phẩm.

Phân tích những đề xuất báo giá từ khách hàng để xác định mức giá hợp lý cho sản phẩm.

Đại diện cho công ty để đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp sản phẩm. Đồng thời phải xây dựng những chính sách về giá hợp lý với nhiều nhà cung cấp.

Tiếp theo là gặp gỡ và trao đổi với những nhân viên và nhà cung cấp về các trường hợp hàng hóa bị lỗ, và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả.

Đánh giá hợp đồng để đảm bảo rằng nhà cung cấp sẽ đảm bảo những tiêu chí cần thiết theo như thỏa thuận giữa hai bên.

Duy trì và xem xét những hồ sơ mua hàng, chi phí, quá trình vận chuyển và hiệu suất sản phẩm và những loại hàng tồn kho.

Những công việc liên quan đến Procurement Manager

Trưởng phòng săn hàng: Làm nhiệm vụ quản lý hoạt động săn hàng và giám sát quá trình mua hàng và dịch vụ công ty.

Trưởng phòng hậu cần: Có nhiệm vụ giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm hay dịch vụ và phân phối chúng.

Trưởng phòng phụ trách chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch và tìm nguồn cung ứng sản phẩm thích hợp. Bên cạnh đó, họ phải chịu trách nhiệm về việc duy trì cho phí thấp để mang đến những hiệu quả công việc cao.

Kỹ năng cần có của Procurement Manager

Thành thạo kỹ năng mua sắm: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn là một người nghiện mua sắm. Đơn giản bạn chỉ cần có kinh nghiệm mua hàng, thanh toán và lựa chọn hàng hóa một cách chính xác với tư cách là một người mua.

Kỹ năng chuyên môn: Tốt nghiệp những chuyên ngành như Marketing, Kinh Tế, Quản trị Kinh doanh đều rất thích hợp với công việc Procurement Manager.

Kỹ năng lãnh đạo: Bạn không chỉ lãnh đạo một người mà còn phải lãnh đạo cả 1 tập thể nhân sự, để giúp họ hoàn thiện công việc.

Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề: Đây chính là điều mà bất kỳ ai cũng cần có trong quá trình làm việc. Chính vì vậy kỹ năng này luôn cần thiết khi bạn trở thành Procurement Manager kỹ giao tiếp sẽ hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Ngoài ra, còn những kỹ năng còn lại như thành thạo máy tính, ngoại ngữ….

Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu hơn về câu hỏi Procurement Manager là gì? Mong rằng, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm thực tế để hỗ trợ cho công việc này được tốt hơn. Chúc bạn thành công !

Trưởng phòng tiếng Anh là gì? Những vấn đề cần giải đáp vị trí trưởng phòng

Trưởng phòng tiếng Anh là gì? Cách gọi tên các chức danh trong công ty luôn cần sự chính xác nhất định để thể hiện sự chuyên nghiệp trong văn hóa ứng xử của công ty. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem từ trưởng phòng trong tiếng Anh có bao nhiêu cách gọi bạn nhé!

Trong công ty không chỉ có mỗi chức danh trưởng phòng, mà còn rất nhiều những chức danh thuộc các bộ phận khác nhau. Cách gọi một phần thể hiện được sự chuyên nghiệp và năng lực ứng xử giao tiếp của nhân viên trong môi trường làm việc. Vậy trưởng phòng tiếng Anh là gì?

Trưởng phòng tiếng Anh là gì?

Là một trong những bộ phận quản lý của doanh nghiệp, vị trí trưởng phòng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và phát triển đội nhóm công ty hoàn thành mục tiêu công việc. Nhiệm vụ của trưởng phòng chính là giám sát và điều chỉnh công việc cho các phòng ban.

Trưởng phòng trong tiếng Anh gọi là Manager, hoặc cũng có thể gọi là Head of department. Tuy nhiên, từ manager thường được sử dụng hơn. Trong đó, những từ điển  hình như lead, director, head là những tiền tố chỉ vị trí trưởng, được xem người có vị trí cao nhất, chịu trách nhiệm công việc nhiều nhất. Tùy mỗi lĩnh vực, và chuyên môn khác nhau mà từ trưởng phòng có thể gọi bằng những tên gọi khác.

Những từ ngữ liên quan đến từ trưởng phòng trong Tiếng Anh

Trong môi trường làm việc hay tại các cơ quan chúng ta thường nhắc đến những cụm từ liên quan đến chức danh trưởng phòng. Dưới đây là một số cụm từ đi kèm từ trưởng phòng thông dụng bạn nên tham khảo.

Trong trường hợp muốn chỉ đích danh một vị trí trưởng phòng nào đó, chúng ta có thể sử dụng những cụm từ đi kèm như sau:

 Personnel manager: Trưởng phòng nhân sự phụ trách mảng nhân sự công ty, lương thưởng và chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động.

 Finance manager: Trưởng phòng tài chính, giám sát và quản lý công việc liên quan vấn đề tài chính, hoạch định kế hoạch phát triển nâng cao doanh thu của công ty.

Accounting manager: Trưởng phòng kế toán, người chịu trách nhiệm sổ sách, chứng từ, và thuế cho công ty.

 Production manager: Trưởng phòng sản xuất, chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, khắc phục và cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.

Marketing manager: Trưởng phòng Marketing, lên kế hoạch đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, phân tích thị trường và đưa ra những chiến lược marketing để tăng hiệu ứng viral sản phẩm trên các kênh thông tin truyền thông.

Vì sao phải gọi từ trưởng phòng bằng tiếng Anh

Như chúng ta cũng đã biết, môi trường làm việc lúc nào cũng tồn tại những vị trí và cấp bậc khác nhau. Để trở thành người lãnh đạo của một đội ngũ nhân viên là điều không hề dễ dàng. Rất nhiều ứng cử viên tiềm năng được đề cử vào một vị trí, tuy nhiên chỉ có một người duy nhất có thể nắm giữ được vị trí trưởng phòng.

Điều đó đồng nghĩa, chức vụ trưởng phòng không phải ngẫu nhiên do may mắn mà có thể đạt được. Điều quan trọng là vẫn nằm ở hai chữ “Năng lực” mà thôi. Người có đủ kinh nghiệm, chưa chắc đã có thể trở thành người lãnh đạo một dội ngũ nhân viên, nhưng có năng lực + kinh nghiệm, kèm theo đó là một chút may mắn thì có thể trở thành ứng viên phù hợp cho chức vụ trưởng phòng.

Một trưởng phòng thật thụ luôn phải gồng gánh trên người rất nhiều trách nhiệm công việc khác nhau. Quả thật những vị trí càng cao thì càng không dễ dàng đạt được , kèm theo đó là áp lực tinh thần rất lớn.

Trên thực tế, không nhất thiết phải gọi trưởng phòng bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, xét về khía cạnh của một doanh nghiệp, để tạo nên sự chuyên nghiệp trong mắt nhân viên cấp dưới và tạo hiệu ứng giao tiếp tốt với khách hàng, vị trí trưởng phòng nên được gọi bằng tiếng Anh. Đó cũng được xem là một sự trân trọng và đánh giá năng lực cao cho những người đã nỗ lực xứng đáng cho vị trí trưởng phòng này.

Mong rằng, những điều chúng tôi nhắc đến trong bài viết này cùng những thông tin cung cấp, đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí và vai trò chức trưởng phòng. Đặc biệt hơn là trả lời được câu hỏi “Trưởng phòng tiếng Anh là gì?”Xin cảm ơn vì đã đọc qua bài viết này. 

Nghỉ phép tiếng Anh là gì? Gửi đơn nghỉ phép tiếng Anh như thế nào cho đúng?

Nghỉ phép tiếng Anh là gì? Quá trình nghỉ phép luôn cần đến những thủ tục nhất định để nhận được sự chấp thuận từ cấp trên. Viết đơn nghỉ phép bằng tiếng Anh có khác biệt gì so với đơn nghỉ phép viết bằng tiếng Việt thông thường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này bạn nhé!

Nhiều công ty quy định nhân viên trước những kỳ nghỉ phép đều phải viết đơn trình bày nguyên nhân cụ thể. Đây là một trong những hình thức bắt buộc để công ty tính lương và mức độ khen thưởng. Nếu như bạn chưa biết cách viết đơn xin nghỉ phép tiếng Anh là gì? Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn vấn đề này.

Nghỉ phép tiếng Anh là gì?

Nghỉ phép tiếng Anh là to be on leave hoặc cũng có thể sử dụng to be on furlough. Việc nghỉ phép là một hình thức vẫn được hưởng lương từ người lao động. Tuy nhiên, bạn chỉ được xét duyệt nghỉ nếu như có lý do chính đáng. Do đó, đơn xin nghỉ phép cần trình bày lý do rõ ràng để được cấp trên thông qua một cách chính xác.

Chế độ nghỉ phép dành cho người lao động tại Việt Nam

Với chế dộ nghỉ phép dành cho người lao động đã được Pháp luật quy định rất rõ ràng. Trong đó, mỗi người lao động chỉ được nghỉ phép từ 10 đến 12 ngày/năm. Trong thời gian nghỉ phép 12 ngày bạn vẫn được trả lương đầy đủ như khi đi làm chính thức.

Điều này áp dụng tất cả lao động, nhân viên công ty, doanh nghiệp. Cho dù, bạn có làm việc tại bất kỳ vị trí nào bạn cũng sẽ nhận được lương trong quá trình xin nghỉ. Thế nhưng, theo quy định người lao động muốn nghỉ phải có đơn xin nghỉ phép rõ ràng và gửi đơn trước vài ngày để có thể được cấp trên xét duyệt. Tuy nhiên, trong những trường hợp đột xuất bạn cần phải thông báo càng sớm càng tốt cho cấp trên để công việc của bạn không bị gián đoạn.

Các bước viết đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn

Theo quy định bạn chỉ có thể nghỉ phép khi được sự đồng ý của cấp trên. Nếu muốn đơn xin nghỉ phép ấy được thông qua, bạn phải trình bày đơn theo đúng quy chuẩn như sau:

Khi viết đơn xin nghỉ xong bạn phải gửi cho người quản lý trực tiếp. Có thể gửi bằng đơn tay hoặc email.

Lá đơn đó sẽ được chuyển tiếp cho bộ phận nhân sự hoặc trưởng phòng giám sát để họ xét duyệt.

Thời gian bình quân để xét duyệt từ 3 đến 5 ngày. Vì vậy, bạn nên tranh thủ thời gian để gửi đơn sớm nhé!

Sau khi đơn nghỉ phép được xét duyệt, bộ phận nhân sự sẽ gửi thông báo về cho quản lý của bạn, và quản lý sẽ thông báo kết quả xét duyệt cho bạn.

Cũng có những trường hợp nhân viên xin nghỉ trước và phòng Hành chính nhân sự mới cập nhật thông tin nghỉ của họ. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra khi người nghỉ nhận được sự đồng ý từ đơn vị cấp trên.

Lưu ý, nếu lá đơn của bạn trình bày không đúng cách hay nội dung trình bày không phù hợp. Bạn có thể sẽ không được xem xét đến việc xin nghỉ. Thậm chí, bạn có thể sẽ bị trừ lương trong những ngày nghỉ. Cho nên hãy cẩn trọng trong nội dung viết và hình thức gửi đơn xin phép bạn nhé!

Cách viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh

Sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu trình độ ngoại ngữ của bạn có phần hạn chế thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn chỉ cần trình bày nội dung theo đúng quy chuẩn, không cần rườm rà hay sử dụng quá nhiều ngữ pháp cầu kỳ. Điều bạn cần chỉ là sự sức tích và ngắn gọn. Quan trọng nhất là phải nhấn mạnh vào trọng tâm lý do xin nghỉ để được sự chấp thuận từ cấp trên.

Đơn xin nghỉ có thể viết tay để thể hiện sự trang trọng, nhưng hình thức gửi mail lại phổ biến và ngắn gọn hơn. Thời gian gửi đơn cũng nhanh chóng, cho nên tùy thuộc vào quy định của công ty bạn có thể lựa chọn hình thức viết đơn xin nghỉ phép phù hợp.

Phần nội dung đầy đủ đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh cần đảm bảo nội dung đầy đủ sau:

Employee Name: Họ và tên đầy đủ của bạn

Employee Personal Phone Number (Số điện thoại di động bạn thường xuyên sử dụng nhất)

Employee Address (Địa chỉ chỗ ở hiện tại)

Authority Department (Bộ phận có quyền xác nhận)

Authority Name (Họ tên người có thẩm quyền xác nhận đơn xin nghỉ phép của bạn)

Date (Ngày tháng viết đơn)

Name of Organization (Tên doanh nghiệp/ Công ty của bạn)

Organization Address (Địa chỉ doanh nghiệp/ Công ty bạn đang làm việc)

Cần viết thêm 2 đến 3 dòng trình bày lý do xin nghỉ với cấp trên. Chú ý là viết ngắn gọn và không cần dùng nhiều ngữ pháp phức tạp.

Ngoài ra, còn có những thông tin rõ ràng bao gồm:

Thời gian bắt đầu nghỉ đến thời gian bắt đầu làm việc lại. Thời gian cần ghi chính xác để phòng nhân sự có thể căn cứ để sắp xếp công việc và tính lương cho bạn. 

Công việc cụ thể bạn đang đảm nhận và thực hiện bàn giao cho người khác để thực hiện trong thời gian bạn xin nghỉ. Đây là cơ sở để bộ phận quản lý nắm bắt tình hình công việc để có sự phân công hợp lý.

Phần kết thúc nên để lại lời cảm ơn và đề nghị phản hồi phê duyệt đơn xin nghỉ. Đừng quên chữ ký cuối đơn của bạn.

Tổng kết

Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn trong bài viết này, đã giúp bạn biết được nghỉ phép tiếng Anh là gì? Và cách viết đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh như thế nào? Mong bạn có thể ứng dụng thành công!