Procurement manager là gì? Vai trò của Procurement manager trong kinh doanh

Procurement manager là gì? Công việc này đòi hỏi những kỹ năng và trình độ chuyên môn cao mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nếu bạn đã có nhu cầu tìm hiểu về công việc này, hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

Để trở thành một nhân viên thu mua hàng không phải là một điều quá khó khăn. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian trở thành một Procurement manager lại là điều không hề dễ dàng. Hầu hết, những người đảm nhận được vị trí đó cần kinh nghiệm và kỹ năng nổi bật hơn hẳn những nhân viên khác. Vậy Procurement manager là gì?

Procurement manager là gì?

Procurement manager dịch từ nghĩa Tiếng Anh được hiểu là trưởng phòng mua hàng. Họ là những người sẽ chịu trách nhiệm vấn đề liên quan đến bộ phận thu mua hàng hóa, sản phẩm để bán lại. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ trao đổi thông tin với nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình giao hàng có đạt yêu cầu hay không?

Procurement manager được xem là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và đào tạo những nhân viên bán hàng. Với tư cách là trưởng phòng mua hàng, họ sẽ cố gắng để có được những thỏa thuận mang về lợi nhuận cao nhất, với chi phí tiết kiệm nhất. Để thực hiện được mục đích đó, họ phải dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu những thông tin bán hàng. Từ đó, cập nhật lại những thay đổi để phù hợp với nhu cầu mua sắm của khách hàng và lợi ích của công ty.

Vai trò của Procurement manager là gì?

Bên cạnh việc hỗ trợ những nhân viên bán hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, Procurement manager còn phải xem xét giá cả và chất lượng cũng như độ tin cậy của khi lựa chọn nhà cung cấp.

Để công việc diễn ra một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi Procurement manager phải có kinh nghiệm lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp phù hợp. Sau quá trình thu thập thông tin từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, Procurement manager sẽ chỉ lựa chọn 1 nhà cung cấp đạt yêu cầu của công ty. Vì vậy, quyết định của họ rất quan trọng, nếu quyết định sai có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như danh tiếng của công ty.

Mô tả công việc của Procurement manager

Procurement manager chuyên nghiệp phải thực hiện những công việc sau:

Đánh giá mức độ chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp dựa trên mức giá, chất lượng cũng như tốc độ giao hàng.

Phỏng vấn các nhà cung cấp, tham quan các nhà máy và trung tâm phân phối để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Tham gia những cuộc họp và hội nghị, triển lãm thương mại để phân phối và kiểm tra rõ hơn về sản phẩm.

Phân tích những đề xuất báo giá từ khách hàng để xác định mức giá hợp lý cho sản phẩm.

Đại diện cho công ty để đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp sản phẩm. Đồng thời phải xây dựng những chính sách về giá hợp lý với nhiều nhà cung cấp.

Tiếp theo là gặp gỡ và trao đổi với những nhân viên và nhà cung cấp về các trường hợp hàng hóa bị lỗ, và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả.

Đánh giá hợp đồng để đảm bảo rằng nhà cung cấp sẽ đảm bảo những tiêu chí cần thiết theo như thỏa thuận giữa hai bên.

Duy trì và xem xét những hồ sơ mua hàng, chi phí, quá trình vận chuyển và hiệu suất sản phẩm và những loại hàng tồn kho.

Những công việc liên quan đến Procurement Manager

Trưởng phòng săn hàng: Làm nhiệm vụ quản lý hoạt động săn hàng và giám sát quá trình mua hàng và dịch vụ công ty.

Trưởng phòng hậu cần: Có nhiệm vụ giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm hay dịch vụ và phân phối chúng.

Trưởng phòng phụ trách chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch và tìm nguồn cung ứng sản phẩm thích hợp. Bên cạnh đó, họ phải chịu trách nhiệm về việc duy trì cho phí thấp để mang đến những hiệu quả công việc cao.

Kỹ năng cần có của Procurement Manager

Thành thạo kỹ năng mua sắm: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn là một người nghiện mua sắm. Đơn giản bạn chỉ cần có kinh nghiệm mua hàng, thanh toán và lựa chọn hàng hóa một cách chính xác với tư cách là một người mua.

Kỹ năng chuyên môn: Tốt nghiệp những chuyên ngành như Marketing, Kinh Tế, Quản trị Kinh doanh đều rất thích hợp với công việc Procurement Manager.

Kỹ năng lãnh đạo: Bạn không chỉ lãnh đạo một người mà còn phải lãnh đạo cả 1 tập thể nhân sự, để giúp họ hoàn thiện công việc.

Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề: Đây chính là điều mà bất kỳ ai cũng cần có trong quá trình làm việc. Chính vì vậy kỹ năng này luôn cần thiết khi bạn trở thành Procurement Manager kỹ giao tiếp sẽ hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Ngoài ra, còn những kỹ năng còn lại như thành thạo máy tính, ngoại ngữ….

Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu hơn về câu hỏi Procurement Manager là gì? Mong rằng, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm thực tế để hỗ trợ cho công việc này được tốt hơn. Chúc bạn thành công !