Nỗ lực ảo là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến nỗ lực ảo

Cuộc sống hiện nay luôn khiến ta không ngừng cố gắng và phát triển bản thân để không bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, đôi khi ta quá bận rộn hoặc chạy đua gây ra hiện tượng nỗ lực ảo. Vậy nỗ lực ảo là gì? Bạn có đang nỗ lực ảo và nguyên nhân nào dẫn đến nổ lực ảo? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nỗ lực ảo là gì?

Nỗ lực ảo là hiện tượng một người cố gắng thực hiện các hoạt động, công việc hoặc nhiệm vụ mà không tạo ra kết quả hoặc giá trị thực tế đối với mục tiêu cuối cùng. Khi bạn cảm giác bản thân đã chăm chỉ, nỗ lực rất nhiều để hoàn thành hay đạt đến mục tiêu nào đó đã đề ra, nhưng thực chất đó chỉ là cảm giác của bạn. Nỗ lực ảo là khi bạn đặt ra nhiều mục tiêu lý tưởng nhưng lại không kiên trì, hay sao nhãng trong quá trình thực hiện, cuối cùng kết quả không tốt.

Nỗ lực ảo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở giới trẻ, độ tuổi có nhiều hoài bão, ước mơ và thời gian. Nỗ lực ảo có thể xảy ra ở mọi hoạt động trong đời sống, từ học tập, công việc cho đến việc rèn luyện sức khỏe.

Những dấu hiệu của nỗ lực ảo

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn thực chất đang đang nỗ lực ảo:

1.   Đặt quá nhiều mục tiêu cần thực hiện

Một dấu hiệu dễ thấy nhất ở một người nỗ lực ảo đó là họ có quá nhiều mục tiêu cần thực hiện hoặc những mục tiêu quá ngoài tầm để thực hiện. Khi bạn tiếp nhận nhiều thông tin và cảm thấy cái gì cũng hay, cũng muốn có hay đạt được, bạn bắt đầu đặt ra mục tiêu. Đôi khi những mục tiêu này không có thời hạn nhất định để đạt được. Điều này dẫn đến việc quá tải thông tin dẫn đến việc học hỏi, rèn luyện trở nên qua loa, không có chiều sâu. Cuối cùng bạn bỏ nhiều thời gian cho chúng nhưng lại không nhận lại kết quả có lợi.

2.   Trì hoãn và không nghiêm túc

Có những lúc bạn hào hứng với một việc gì đó, bạn đặt ra mục tiêu cùng danh sách những việc cần làm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại có quá nhiều sự trì hoãn, làm việc lại hời hợt. Khi có cơ hội, bạn đưa ra nhiều lý do để dời sang hôm khác, thời điểm khác mà bạn cho là thích hợp hơn. Kết quả cũng như dấu hiệu nêu trên, bỏ thời gian thực hiện nhưng lại không được điều gì đáng kể.

Làm thế nào để thoát khỏi nỗ lực ảo?

1.   Chia nhỏ và xác định mục tiêu cụ thể

Hãy xác định rõ mục tiêu bạn thực sự muốn là gì. Trong trường hợp danh sách mục tiêu quá nhiều, bạn nên chia nhỏ mục tiêu theo thời gian thích hợp. Cố gắng đừng “chạy đua thành tích”, hiểu khả năng của bản thân sẽ giúp bạn không cảm thấy bị quá tải dẫn đến chán nản.

Mục tiêu đặt ra cũng nên nằm trong tầm với của bạn, bởi mục tiêu quá xa vời dễ khiến ta bỏ cuộc giữa chừng.

2.   Lập kế hoạch một cách rõ ràng

Sau khi có được các mục tiêu cụ thể, hãy liệt kê việc cần làm thành một danh sách. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được việc cần làm và có kế hoạch hợp lý. Để tổ chức công việc một cách hiệu quả hơn, việc sử dụng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn và có nhiều năng lượng, thời gian cho các việc quan trọng hơn.

3.   Rèn luyện khả năng tập trung

Để có đạt được kết quả tốt, bạn cần tập trung và nghiêm túc trong quá trình thực hiện. Một lần nữa ta có thể thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch khi làm việc. Đừng để những thú vui sao nhãng và trì hoãn bạn. Bạn có thể dành thời gian để giải trí đầu óc nhưng vẫn đảm bảo tiến độ đã đặt ra.

4.   Tự đánh giá bản thân

Một cách để bạn không nỗ lực ảo đó là tự đánh giá mức độ hiệu quả công việc. Mỗi khi hoàn thành một việc nào đó, hãy nhìn nhận và đánh giá xem bản thân đã đạt được bao nhiêu phần trăm mục tiêu đã đề ra. Nếu nhận thấy bản thân đang có những nỗ lực không đáng kể, hãy nghiêm túc chấn chỉnh bản thân lại. Định kỳ xác định và điều chỉnh các vấn đề kịp thời có thể giúp bạn duy trì hướng đi chính xác và khôi phục tinh thần.