Vị trí managing director được xem là vị trí cao nhất trong mỗi khách sạn. Thế nhưng, nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn với chức vụ CEO khi có hàm nghĩa tương tự.
Managing director là gì?
Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn khi cho rằng managing director (viết tắt là MD) là một tên gọi khác của vị trí chef executive officer (viết tắt là CEO). Nhưng trên thực tế, đây là hai chức vụ hoàn toàn khác nhau, mặc dù về nghĩa đều là giám đốc điều hành. Vậy managing director là gì? Theo đó, managing director là giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động diễn ra trong khách sạn, đảm bảo vận hành theo đúng quy trình và tăng doanh thu cao nhất cho công ty.
Đối với những tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới, khi có nhiều khách sạn đặt tại các nước khác nhau thì mỗi khách sạn sẽ có một managing director điều hành riêng.
Công việc của managing director trong khách sạn
Là vị trí quản lý toàn bộ các hoạt động của khách sạn, cho nên công việc của managing director sẽ khá nhiều, quản lý hầu hết các mảng trong khách sạn. Những công việc cụ thể như:
- Lập kế hoạch kinh doanh cho khách sạn
Dựa vào tình hình thực tế cùng các báo cáo, đề xuất của các giám đốc bộ phận trình lên managing director sẽ tổng hợp, lập kế hoạch kinh doanh định kỳ cho khách sạn, sau đó trình lên ban lãnh đạo chờ phê duyệt.
Ngoài ra, xây dựng các chương trình khuyến mãi, quảng bá, giới thiệu khách sạn, mục đích cuối cùng là thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, tăng doanh thu cho khách sạn. Đảm bảo tất cả các nguồn lực hiện có của khách sạn đều được tận dụng một cách tối đa, tránh lãng phí như xây dựng kế hoạch cho thuê hội trường, mở thêm các dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách bên ngoài,…
- Xây dựng quy chế lương, thưởng, phạt cho nhân viên
Managing director sẽ xây dựng kế hoạch tiền lương cho nhân viên phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo tuân thủ đúng luật cũng như dung hòa lợi ích giữa nhân viên và khách sạn. Ngoài ra, kết hợp cùng giám đốc các bộ phận xây dựng quy chế thưởng, phạt nhân viên nhằm khuyến khích họ làm việc tích cực, hiệu quả.
- Giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ xảy ra những tình huống mâu thuẫn giữa nhân viên, giữa nhân viên với khách hàng hay giữa khách hàng với nhau,… nhiệm vụ lúc này của managing director là hỗ trợ cấp dưới giải quyết một cách ổn thỏa nhất những sự cố phát sinh này. Ngoài ra, những yêu cầu được đề ra cũng là công việc cần giải quyết của managing director.
- Quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh của khách sạn
Giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động kiểm tra, tu sửa và thay thế các thiết bị báo cháy, cứu hỏa,… đảm bảo mang đến môi trường an toàn cho nhân viên cũng như khách hàng. Thường xuyên kiểm tra nguồn thực ẩm, đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm của khách sạn. Ngoài ra, managing director còn có nhiệm vụ giải trình khi có kiểm tra từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân viên
Điều hành bộ phận nhân sự thực hiện công tác tuyển dụng theo đúng quy trình của khách sạn. Trực tiếp phỏng vấn cùng các bộ phận có liên quan để tìm ra những nhân viên có năng lực, đáp ứng yêu cầu của khách sạn. Ngoài ra, điều hành, hỗ trợ các bộ phận thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên, đảm bảo mang đến những dịch vụ chất lượng nhất.
- Những công việc khác
Bên cạnh những công việc trên, managing director sẽ đảm nhận những công việc khác như trực tiếp kiểm tra, đón tiếp hay tiễn khách VIP của khách sạn. Báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ của khách sạn lên ban lãnh đạo và giải thích trong những trường hợp được yêu cầu. Tham gia các cuộc họp định kỳ hay theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Ngoài ra là những công việc phát sinh khác trong quá trình làm việc của mình.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến managing director là gì. Ngoài managing director, trong khách sạn còn rất nhiều những vị trí khác nhau, nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm nhé.